Bạn là người theo chủ nghĩa xê dịch? Bạn muốn kiếm tìm vẻ đẹp “vang bóng một thời” tại vùng đất võ trời văn Bình Định? Vậy thì hãy khám phá Tháp Bánh Ít – một trong những đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm-pa.
“Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ…” Khi nhắc đến hệ thống tháp cổ Chăm-pa còn sót lại ở Bình Định, chúng ta không thể không nhắc đến Tháp Bánh Ít. Đây là công trình cổ duy nhất tại Việt Nam được đưa vào cuốn sách về 1001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời của một nhóm tác giả người Anh.
Tháp Bánh Ít nằm soi bóng lung linh bên nhánh sông Côn chảy qua cầu Bà Di, nơi gặp gỡ của quốc lộ 1 và quốc lộ 19. Đây là một cụm tháp cổ Chăm-pa, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ XI – đầu thế kỉ XII. Khu tháp cổ này nằm trên ngọn đồi thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (cách TP. Quy Nhơn khoảng 20km về phía Bắc)
Xem thêm: Review Tháp Bánh Ít
Có lẽ nhiều du khách ấn tượng với Tháp Bánh Ít ngay từ tên gọi. Dân địa phương từ lâu đã quen gọi vậy có lẽ vì đứng nhìn từ xa, trông nó giống chiếc bánh ít chăng? Ngoài ra, tháp còn có tên là Tháp Thị Thiện, Tháp Bạc, Tháp Đại Lộc.
Nổi bật trong quần thể Tháp Bánh Ít trước tiên phải kể đến Tháp Cổng (phía đông) – cao chừng khoảng 13m. Chất liệu hoàn toàn bằng gạch đá ong. Tháp mở rộng hai cửa thông nhau theo hướng Đông – Tây. Đây là kiến trúc Gopura. Vòm cửa hình mũi giáo, có nhiều lớp liên tiếp vút lên phía trên. Thân tháp có những rãnh dọc được soi lõm, tạo thành những cột ốp có dáng cao vút, thanh thoát.
Tháp Chính nằm trên đỉnh đồi, là toà kiến trúc lớn nhất với chiều cao 29,6m. Bình đồ hình vuông, mỗi chiều đo được 12m. Đường bệ và hoành tráng trong từng chi tiết kiến trúc: các cột ốp, các cửa vòm và cửa giả hình mũi lao nhọn đồ sộ, các tháp góc trang trí tầng mái nhô vút lên,… Tất cả đã hòa điệu làm nên vẻ đẹp khỏe khoắn, trang nhã và tôn nghiêm.
Tháp Yên Ngựa cũng góp sức mình vào việc mê hoặc du khách khi đến với quần thể kiến trúc Tháp Bánh Ít. Đó là những hình người, hình thú, hình chim…. Là những mô típ điêu khắc kiểu ô trám cách điệu. Những mô típ hoa hình xoắn kiểu bông cúc uốn lượn mềm mại. Và tất nhiên rồi, bạn rất dễ dàng chiếm spotlight khi đứng cạnh tháp để lên hình.
Tháp Bia có kích thước và cấu trúc tương tự như ngôi Tháp Cổng. Những hình quả bầu lọ trên các tầng với các khối cong nhịp nhàng đã che khuất và làm mềm đi những đường nét và hình khối cứng cỏi, khô khan. Nhờ vậy toà kiến trúc dịu hơn, có nhịp điệu hơn. Đặc biệt, bốn mặt của Tháp Bia đều trổ cửa theo 4 hướng giống như Khải Hoàn Môn của Huế.
Có thể nói, làm nên vẻ đẹp bền bỉ cùng thời gian của Tháp Bánh Ít là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc, điêu khắc: đồ sộ và kỳ vĩ. Không biết bàn tay phù thủy của những nghệ nhân Chăm-pa nào đã khéo léo đến vậy? Đến đây, bạn sẽ không khỏi “mắt chữ A, mồm chữ O” khi được khám phá những khuôn hình chuẩn không cần chỉnh cùng tháp cổ. Ai là “tín đồ” sống ảo thì thỏa sức pose dáng, lên hình nhé.
Để chuyến vi vu, khám phá Tháp Bánh Ít thật trọn vẹn thì bạn nên “bỏ túi” ngay những lưu ý sau đây:
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng du khách sẽ thật sẵn sàng cho những trải nghiệm tuyệt vời cùng Tháp Bánh Ít. Hãy lên lịch ngay từ bây giờ để khám phá vẻ đẹp cổ kính, đượm tâm tình của tháp cổ độc đáo này nhé!
Xem thêm Tour khám phá Tháp Bánh Ít: Tour Tháp Chăm Bình Định 1 ngày
Biên tập viên: Thảo Vy
Ảnh: Sưu tầm từ nhiều nguồn
Hãy Gọi Ngay 0979 53 59 59 (Hotline) để được Tư Vấn Trực Tiếp và nhận được NHIỀU CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI chỉ có ở Quy Nhơn Tourist.
Có thể bạn quan tâm